KHOA BẢO VỆ SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH
Địa chỉ: Khu khám bệnh tầng 1, nhà A5 và khu điều trị nội trú tầng 3 nhà A1 Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình
Email: kbvskbvdkt@gmail.com
1. Cơ cấu tổ chức
Tổng số cán bộ: 09 người. Gồm:
- 01 Thạc sĩ
- 01 Bác sĩ chuyên khoa II chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh;
- 01 Bác sĩ đa khoa
- 03 Điều dưỡng đại học
- 02 Điều dưỡng cao đẳng
- 01 y sĩ YHCT
2. Lãnh đạo khoa
BSCKI. Nguyễn Thị Thanh Hảo - Phụ trách khoa
BS.CKII CĐHA Nguyễn Tiến Anh – Phó trưởng khoa
CN Điều dưỡng. Đinh Thị Lê - Điều dưỡng trưởng khoa
3. Giới thiệu chung
Khoa Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh là một khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Hiện tại khoa hoạt động với quy mô 02 phòng khám khám bệnh điều trị ngoại trú và khu điều trị nội trú dự tính với kế hoạch 10 giường bệnh (trong đó có 02 giường cấp cứu và 08 giường điều trị) tại khu điều trị tầng 3 nhà A1.
4. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân là Ban chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh được thành lập năm 2003. Từ tháng 4/2024: Phòng khám Ban bảo vệ và sức khỏe cán bộ tỉnh sáp nhập vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, đổi tên thành khoa Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh.
5. Chức năng, nhiệm vụ
A, Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng bệnh nhân là cán bộ thuộc diện được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bao gồm:
- Trực tiếp và phối hợp với các chuyên khoa để tiếp nhận khám bệnh, cấp cứu, điều trị ngoại trú, nội trú.
- Quản lý các bệnh lý mạn tính.
- Khám, tư vấn và theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc tại cơ quan đối với cán bộ thuộc diện quy định.
B, Quản lý sức khỏe cho đối tượng bệnh nhân là cán bộ thuộc diện được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bao gồm:
- Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe cán bộ.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tổ chức khám và phân loại sức khỏe trước khi bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm.
- Xây dựng và tổ chức phương án đảm bảo về y tế, xử lý các tình huống cấp cứu đối với cán bộ thuộc diện quản lý khi tham gia hội nghị, sự kiện, công tác.
C, Đào tạo, chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học:
- Là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ ở bậc trung học, cao đẳng và đại học.
- Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới theo sự phân công của Giám đốc Bệnh viện.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học các cấp.
D, Phòng bệnh: Thực hiện truyền thông, cung cấp thông tin, tư vấn về sức khỏe, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh.
E, Triển khai dịch vụ y tế chất lượng cao:
- Phối hợp cùng các khoa phòng tổ chức triển khai khám sức khỏe chất lượng cao với các hợp đồng khám sức khỏe theo sự phân công của Bệnh viện.
- Triển khai dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chọn chuyên gia tuyến tỉnh hoặc mời tuyến trên.
F, Phối hợp để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Tham mưu về công tác bảo vệ , chăm sóc sức khỏe cán bộ.
- Quản lý và huy động nguồn lực y tế có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động khám bệnh chữa bệnh.
- Phối hợp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cục, vụ, viện, và tương đương trở lên của các cơ quan trung ương, cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý đang công tác hoặc đã nghỉ hưu trên địa bàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công của cấp có thẩm quyền.
6. Thành tích đã đạt được và các kỹ thuật đang triển khai
Các Thủ thuật thực hiện thường qui:
Cấp cứu ngừng tuần hoàn
Đặt Nội khí quản.
Đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm
Siêu âm Doppler tim
Siêu âm Doppler mạch máu
Đeo holter huyết áp 24 giờ
Đeo Holter điện tim 24 giờ
Dẫn lưu màng ngoài tim.
Nhận chuyển giao đặt máy tạo nhịp tạm thời
Nghiệm pháp gắng sức điện tim
Các kỹ thuật thực hiện được tại khoa:
Đối với bác sỹ
|
Tên kỹ thuật |
Đã thực hiện |
|
|
||
Holter huyết áp |
x |
|
|
|||
Điện tâm đồ |
x |
|
|
|||
Holter điện tâm đồ |
x |
|
|
|||
Nghiệm pháp atropin |
x |
|
|
|||
Hồi phục nhịp xoang cho người bệnh loạn nhịp bằng thuốc |
x |
|
|
|||
Sốc điện điều trị các rối loạn nhịp |
x |
|
|
|||
Đặt máy tạo nhịp tạm thời với điện cực trong buồng tim |
x |
|
|
|||
Siêu âm Doppler mạch máu |
x |
|
|
|||
Siêu âm Doppler tim cơ bản |
x |
|
|
|||
Theo dõi điện tim cấp cứu tại giường liên tục |
x |
|
|
|||
Đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên |
x |
|
|
|||
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm |
x |
|
|
|||
Đặt catheter động mạch |
x |
|
|
|||
Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm |
x |
|
|
|||
Theo dõi SPO2 liên tục tại giường |
x |
|
|
|||
Sốc điện ngoài lồng ngực cấp cứu |
x |
|
|
|||
Chọc hút dịch màng ngoài tim dưới siêu âm |
x |
|
|
|||
Đặt dẫn lưu màng ngoài tim cấp cứu bằng catheter qua da |
x |
|
|
|||
Thở oxy qua gọng kính |
x |
|
|
|||
Thở oxy qua mặt nạ |
x |
|
|
|||
Thở oxy qua ống chữ T (T-tube) |
x |
|
|
|||
Bóp bóng Ambu qua mặt nạ |
x |
|
|
|||
Đặt ống nội khí quản |
x |
|
|
|||
Mở khí quản |
x |
|
|
|||
Thay ống nội khí quản |
x |
|
|
|||
Rút ống nội khí quản |
x |
|
|
|||
Siêu âm màng phổi cấp cứu |
x |
|
|
|||
Chọc hút dịch – khí màng phổi bằng kim hay catheter |
x |
|
|
|||
Dẫn lưu khí màng phổi áp lực thấp |
x |
|
|
|||
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản |
x |
|
|
|||
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp nâng cao |
x |
|