Nhân dịp đang điều trị cho 2 bệnh nhân Phản vệ khó, xin chia sẻ cập nhật về chẩn đoán và phân loại Phản vệ mới cập nhật từ bài dịch của các Thầy (N.Javaud 26/9/2018):
1. Định nghĩa:
Phản ứng phản vệ (PUPV) là phản ứng tăng mẫn cảm (có tính dị ứng) hệ thống, toàn thân ở mức độ nặng, có thể gây tiên lượng nặng đối với người bị tác động.
Về phương diện lâm sàng, PUPV được xác định khi có một trong 3 tiêu chuẩn sau:
+ Tác động tới da (mày đay) hoặc niêm mạc và tác động tới ít nhất 1 trong số 2 tạng quan trọng sau:
- Hô hấp (khó thở, co thắt phế quản).
- Tim mạch: tụt huyết áp hoặc giảm tưới máu nặng các cơ quan nội tạng chính (ngất, trụy mạch, giảm trương lực cơ "mềm nhũn").
Hoặc:
+ Tác động tới >=2 tạng sau đây xảy ra nhanh sau khi tiếp xúc với 1 dị nguyên được quy là thủ phạm gây tình trạng dị ứng này:
- Da (mày đay) hoặc phù mạch.
- Hô hấp (khó thở, co thắt...)
- Tụt huyết áp hoặc giảm tưới máu nặng các cơ quan nội tạng chính.
- Tiêu hóa (đau bụng, nôn)
Hoặc:
+ Tụt HA (HA tâm thu < 90mmHg) sau khi tiếp xúc với một dị nguyên đã được BN biết.
2. Biểu hiện lâm sàng:
+ Sốc phản vệ: trụy tim mạch đi kèm với các biểu hiện da, hô hấp và tiêu hóa.
+ Phản ứng toàn thân nặng: tác động >=2 cơ quan song không có trụy tim mạch.
+ Khó thở thanh quản: khó nói, khó thở thanh quản.
+ Co thắt phế quản.
3. Phân loại mức độ nặng:
+ Độ 1 (nổi mày đay): dấu hiệu da-niêm mạc lan tỏa toàn thân (đỏ da, mày đay có kèm theo hoặc không phù mạch song không tác động tới các tạng).
+ Độ 2 (phản vệ, không có biểu hiện sốc): tác động tới các tạng mức độ vừa (dấu hiệu da-niêm mạc, tụt HA, các triệu chứng đường tiêu hóa và nhịp tim nhanh không thường gặp, tăng quá mức phản ứng phế quản).
+ Độ 3 (sốc phản vệ): tác động tới các tạng mức độ nặng (trụy mạch, nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm, co thắt phế quản, phù Quink). Có thể không thấy dấu hiệu da hoặc các dấu hiệu này chỉ xuất hiện sau khi HA của BN được nâng trở lại
mức bình thường.
+ Độ 4: ngừng tuần hoàn và/hoặc ngừng thở.
Gặp Dị ứng - Phản vệ là điều không ai mong muốn, đặc biệt trong điều trị. Nhưng không thể tránh. Vậy để cấp cứu Phản vệ, không gì khác hơn là nhận định được sớm các dấu hiệu để chẩn đoán sớm và ra quyết định sớm với Adrenalin...
PHẢN VỆ LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI....