Trang thông tin điện tử Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa Bình

Thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì ?

13/06/2023
Share

Thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề phổ biến, nó có thể xảy ra ở nhiều mức độ, từ thiếu hụt nhẹ cho đến thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu sắt không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

 

Nhu cầu sắt:

 

7 - 12 tháng: 11 mg / ngày

1 - 3 tuổi: 7 mg / ngày

4 - 8 tuổi: 10 mg / ngày

9 – 13 tuổi:  8 mg / ngày

14 -18 tuổi nữ: 15 mg / ngày

14 -18 tuổi nam: 11 mg / ngày

 

 Nguyên nhân thiếu máu, thiếu sắt:

 

- Cung cấp thiếu sắt: Thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, đẻ non…

- Mất máu mạn tính: Chảy máu, đái máu, nhiễm ký sinh trùng…

- Hấp thu sắt kém : Tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu...

- Nhu cầu sắt cao : Đẻ non, dậy thì, phụ nữ có thai.

 

Triệu chứng lâm sàng thường gặp:

 

- Thiếu máu : Da xanh, niêm mạc nhợt, nhịp tim nhanh, móng bẹt, dễ gẫy.

- Chán ăn, biếng ăn, trẻ chậm lên cân hoặc ngừng tăng cân. Trẻ em chậm phát triển thể chất.

- Viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu.

- Mệt mỏi, học kém tập trung.

 

Dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu thiếu sắt:

 

 

- Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu.

 

- Đa dạng hóa bữa ăn kết hợp các loại thực phẩm khác nhau để cải thiện các nguyên tố vi lượng của cơ thể trong đó có sắt.

 

 

- Lựa chọn ưu tiên thực phẩm giàu sắt như: nhóm thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt cừu), trứng, gan động vật, sữa...

+ Trứng nên cho trẻ ăn 4-5 quả trứng/tuần.

+ Cá nên cho trẻ ăn 3-4 bữa cá/tuần.

- Tăng cường các loại rau xanh nhiều sắt (rau lá có màu xanh thẫm) như: rau ngót, rau muống, rau đay, rau mồng tơi… có thể dùng mộc nhĩ khô, nấm hương khô rất giàu sắt để chế biến bữa ăn cho trẻ.

- Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C, tăng cường hoa quả chín để cung cấp vitamin C như: vải khô, kiwi, bưởi, cam, quýt, dâu tây.… để tăng cường hấp thu sắt. Nên ăn ngay sau bữa ăn.

- Hạn chế sử dụng các chất gây ức chế hấp thu sắt như: Chè đặc, cà phê đặc, đậu đỗ cả vỏ, canxi,… Nên dùng sau bữa ăn ít nhất 2h.

- Bổ sung sắt hoặc đa vi chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm ký sinh trùng (Giun, sán).

 

 

Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cần giải đáp thêm hoặc có nhu cầu khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, đăng ký khám và tư vấn tại phòng khám Dinh dưỡng, nhà A4 – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.

 

 

CNDD Trương Thị Thanh Mai

Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình

Tin tức liên quan