Nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, Trung ương Đảng đã ban hành Quy định mới (Quy định số 37-QĐ/TW ngày 29/11/2021) về những điều đảng viên không được làm.
Quy định mới có tính pháp quy cao để mỗi đảng viên có trách nhiệm tự soi và tự điều chỉnh hành vi, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Quy định được xây dựng theo nhóm hành vi với các điều khoản chặt chẽ hơn, cụ thể hơn, rõ nội hàm, rõ hành vi, bảo đảm ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và dễ kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật khi đảng viên có dấu hiệu hoặc vi phạm.
Từ kinh nghiệm công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng các cấp trên thực tế, việc tự kiểm tra, tự phát hiện vi phạm trong nội bộ vẫn là khâu yếu. Phần lớn kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm không phải do cấp ủy, ủy ban kiểm tra của cấp ủy cùng cấp tự kiểm tra, phát hiện và xử lý mà chủ yếu là do cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, bản thân cán bộ, đảng viên chịu tác động của nhiều nhân tố phức tạp, do đó, mỗi đảng viên cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm tự điều chỉnh hành vi theo Quy định những điều đảng viên không được làm.
Trong ngành y tế nói chung và ở các bệnh viện nói riêng, nguồn cán bộ đảng viên đều là nguồn nhân lực có trình độ cao, trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ chính trị cao cả là điều trị, đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Việc các đảng viên tự điều chỉnh hành vi để tránh vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp là hết sức quan trọng.
Ngoài những quy định về những điều đảng viên không được làm khác, trong Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW ngày 29/11/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại điều 11 của Quy định 37-QĐ/TW đã nêu rõ đảng viên không được:
1) Vi phạm các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; quy tắc chuẩn mức đạo đức cảu ngành, nghề mình đang làm việc, công tác. Không chấp hành sự phân công của tổ chức, kén chọn chức danh, vị trí công tác, chọn việc dễ, né tránh hoặc bỏ việc khó; làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc để trục lợi; không khách quan trong việc xử dụng các nguồn lực, đánh giá các vấn đề thuộc quyền quản lý.
2) Là người đứng đầu cơ quan, bộ phận nhưng thiếu trách nhiệm, không nắm chắc, nắm rõ tình hình nội bộ; không giao hoặc giao việc cho cấp dưới không cụ thể rõ ràng; thiếu kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công; không có các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm có thể xảy ra.
Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên của bệnh viện cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thể hiện tinh thần nêu gương trước quần chúng và luôn luôn tự điều chỉnh hành vi của mình, không để xảy ra các hình thức vi phạm quy định đáng tiếc, như một số ví dụ cụ thể trong công việc hàng ngày như sau:
- Vi phạm các quy chế, quy định về chuyên môn, kỹ thuật trong ngành Y tế.
- Không trung thực trong kê khai và thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Phân biệt đối xử với người bệnh, có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà, sách nhiễu cho người bệnh; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh. Đặt điều kiện về vật chất hoặc vòi vĩnh nhận tiền, quà có giá trị lớn của người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân trong quá trình khám, chữa bệnh.
- Thiếu trách nhiệm trong khi làm nhiệm vụ, không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu, chuẩn đoán, xử lý kịp thời, để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người bệnh.
- Giao cho người bệnh thuốc kém chất lượng, hết hạn sử dụng, kê đơn thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
- Thiếu trách nhiệm trong việc khám, chữa bệnh; yêu cầu người bệnh đến khám và điều trị tại cơ sở y tế tư nhân do mình lập ra hoặc cơ sở y tế do mình tham gia thành lập nhằm trục lợi.
- Kê đơn và chỉ định người bệnh mua thuốc tại cửa hàng thuốc, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám, chữa bệnh có liên quan đến mình để nhân hoa hồng trái pháp luật. Kê đơn thuốc cho người bệnh không phù hợp với chẩn đoán và không có biện pháp bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
- Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm trốn tránh trách nhiệm; lợi dụng việc khám, chữa bệnh để trục lợi bảo hiểm y tế.
- Sản xuất, kinh doanh, cấp phép hoặc cho phép nhập khẩu, cung cấp thiết bị y tê, Ịhuốc tân dược không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.
- Bản thân có thiếu sót, khuyết điểm không tự giác nhận trách nhiệm về mình, đổ lỗi cho người khác.
TS Trương Như Hiển – Phó Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Phó Giám đốc bệnh viện