1. Chế độ ăn muối có ảnh hưởng đến suy thận không?
- Natri và clorua là các chất hóa học thông thường của muối ăn, tuy nhiên natri có thể được tìm thấy ở các dạng khác, và các yếu tố cơ bản đóng góp vào tiêu thụ natri chế độ ăn phụ thuộc vào bối cảnh văn hóa và các thói quen ăn uống của người dân. Natri là một cation chính trong dịch ngoại bào trong cơ thể, và là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết để duy trì thể tích huyết tương, cân bằng axit – bazơ, dẫn truyền xung động thần kinh và chức năng tế bào bình thường. Ở các cá thể lành mạnh, gần 100% natri ăn vào được hấp thu trong quá trình tiêu hóa, và bài tiết qua nước tiểu là cơ chế cơ bản để duy trì cân bằng natri. Thậm chí trong khí hậu nóng, ẩm, chỉ có một lượng rất nhỏ mất qua phân và mồ hôi. hầu hết các cá thể đều có thể thay thế lượng natri cần thiết bằng việc tiêu thụ thực phẩm, mà không cần thay đổi chế độ ăn, dùng chất bổ sung hay các sản phẩm có công thức đặc biệt nào. Tuy nhiên hiện nay lượng natri ăn vào trong chế độ ăn của người trưởng thành trung bình là 3,7g/ngày hay tương đương với lượng muối ăn vào là 9,4g/ngày, gần gấp đôi mức ăn vào khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là 2g natri/ngày hay 5g muối/ngày. Cần lưu ý là muối có trong muối ăn và các gia vị chứa muối như bột canh, hạt nêm, nước mắm, xì dầu, mắm tôm, mắm tép …, trong các thực phẩm chế biến sẵn và cả trong thực phẩm tự nhiên. Vậy tại sao lại phải quan tâm tới vấn đề ăn thừa natri hay thừa muối?
3. Người bệnh suy thận nên ăn giảm muối như thế nào?
Tùy theo tình trạng bệnh mà có chế độ ăn muối phù hợp:
- Nếu phù thì ăn nhạt hoàn toàn( bỏ hoàn toàn muối, bột canh, nước mắm, hạt nêm và mỳ chính ).
- Đối với trường hợp phù nhẹ hoặc không phù thì lượng muối bổ sung: 2g - 3g muối /ngày(hoặc thay thế bằng 2-3 thìa 5ml nước mắm).
3.1. Ăn nhạt hoàn toàn:
- Lượng natri hàng ngày được cung cấp vào khoảng 200-300mg, tương đương với 9-13 mmol, có sẵn trong thực phẩm của bữa ăn. Vì thế khi chế biến cần:
+ Không dùng muối, nước mắm, mì chính, bột canh trong nấu nướng.
+ Chọn thực phẩm chứa ít natri như gạo, mì, khoai củ, rau quả ngọt. Thịt, cá ít khoảng 100g/ngày.
+ Không dùng các thực phẩm nướng, rán sẵn có muối ướp, các dạng đồ hộp, phomát vì chứa nhiều muối.
3.2. Ăn nhạt vừa:
- Lượng natri hàng ngày khoảng 400 -700mg, tương đương với 18-30mmol tức khoảng 1-2g muối ăn.
- Dùng 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm trong chế biến bữa ăn hàng ngày.
- Ngoài ra còn có sẵn khoảng 1g muối trong ngũ cốc, rau quả, thịt, cá của khẩu phần. Nếu thêm mì chính, bột canh thì phải giảm muối với lượng tương đương.
- Chọn thực phẩm ít natri. Không dùng các thức ăn chế biến sẵn như đồ hộp, phomát. Tôm, cá biển nếu dùng cần rửa kỹ, bỏ vảy trước khi chế biến.
3.3. Ăn nhạt ít:
- Lượng natri hàng ngày được cung cấp khoảng 800-1200mg, tương đương với 35-50 mmol tức khoảng 2-3g muối ăn.
- Dùng 2g muối ăn hoặc 2 thìa cà phê nước mắm để chế biến thực phẩm. Ngoài ra còn có sẵn khoảng 1g muối trong ngũ cốc, rau quả, thịt, cá của khẩu phần.
- Không dùng thức ăn chế ướp sẵn, đồ hộp, phomát.
- Nếu dùng mì chính, bột canh thì giảm muối ăn với số lượng tương đương.
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần giải đáp thêm hoặc có nhu cầu khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, đăng ký khám và tư vấn tại phòng khám Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
BS.CKI Lê Thị Thành - ĐD Nguyễn Thị Tới
Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.