Trang thông tin điện tử Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa Bình

Người mắc bệnh Basedow nên và không nên ăn gì để cải thiện sức khỏe

17/07/2024
Share

Bệnh Basedow (hay bệnh Graves) là dạng cường giáp phổ biến nhất (chiếm hơn 90% các trường hợp cường giáp). Tuy bệnh Basedow không thể chữa khỏi bằng chế độ dinh dưỡng song những bữa ăn lành mạnh với thực phẩm tốt có thể hỗ trợ điều trị bệnh, giảm triệu chứng và biến chứng tốt hơn. Dưới đây là những lời khuyên dinh dưỡng về vấn đề bệnh Basedow nên ăn gì và hạn chế ăn gì.

 

 

Hình ảnh Bác sĩ khám tuyến giáp

 

1. Nguyên tắc

 

- Tổng năng lượng (>40kcal/kg/ngày)

- Glucid (55-65% tổng năng lượng)

- Protein (1,75g/kg/ngày)

- Lipid (20-25% tổng năng lượng)

Nhu cầu năng lượng có thể tăng 30%, hoặc 50-60% ở một số trường hợp Basedow nặng

 

 

 

2. Thực phẩm nên dùng và hạn chế dùng:

 

Nên ăn:

 

- Thực phẩm giàu đạm: Người bệnh Basedow thường có biểu hiện sút cân, mệt mỏi, vì vậy cần phải tăng cường bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng, nhất là protein. Vì thế bệnh nhân mắc Basedow cần tăng cường ăn những thực phẩm giàu đạm và calo để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đạm thực vật có nhiều trong các loại rau xanh như đậu nành và các loại rau củ họ đậu có chứa lượng đạm rất lớn, nó đã được y học chứng minh an toàn với người Basedow, hơn nữa còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

 

- Hoa quả cung cấp chất oxy hóa:

 

Các loại rau củ quả là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên rất phong phú, cần thiết với hệ miễn dịch, bổ sung tăng cường chất chống oxy, hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp.

 

+ Các loại quả: cam, quýt, dâu tây,...

+ Các loại rau củ: ớt chuông, cải xoăn, rau chân vịt, rau bina, bí đỏ.

 

- Thực phẩm giàu vitamin D, A, E và omega 3:

 

Thực phẩm giàu Vitamin D giúp phòng ngừa loãng xương - một trong những biến chứng Basedow thường gây ra. Vitatamin A, E và Omega 3 quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của tuyến giáp và tăng cường sức khỏe nói chung cho cả cơ thể lẫn tuyến giáp

 

Loại thực phẩm chứa nhiều cả Vitamin D lẫn Omega 3 là cá hồi, người bệnh Basedow nên tăng cường ăn. Ngoài ra vitamin D còn có ở lòng đỏ trứng, gan động vật, nấm…

 

- Các thực phẩm giàu canxi từ sữa và chế phẩm từ sữa:

 

Triệu chứng rối loạn chuyển hoá canxi ở người Basedow sẽ được khắc phục, giảm nguy cơ biến chứng loãng xương, giòn xương với dinh dưỡng có từ sữa. Bạn có thể sử dụng rất nhiều sản phẩm từ sữa thơm ngon, dễ hấp thu như: sữa ít béo, sữa chua, phô mai,…

 

- Lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm:

 

Tuyến giáp hoạt động quá mức thường khiến cơ thể thiếu hụt kẽm. Vì thế, người Basedow giáp cần bổ sung tăng cường kẽm từ các loại thực phẩm như: động vật có vỏ cứng, thịt gia cầm, hạt bí ngô, hạt điều…

 

- Các loại rau quả:

 

+ Ăn nhiều rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, cải bắp…

+ Các loại thực phẩm khác: su hào, rau bina, khoai lang, dâu tây, cải xoong, quả mọng, trà (xanh), sữa đậu nành,.. làm giảm hoạt động của tuyến giáp và hormone mà tuyến giáp sản xuất ra, vì thế triệu chứng bệnh cũng được ngăn chặn tốt hơn.

 

Hạn chế ăn:

 

- Hạn chế thực phẩm giàu iod:

+ Tảo bẹ, rong biển, tảo nâu, tảo nomi

+ Cá biển, hải sản có vỏ (tôm, cua, hàu…)

+ Muối iode, nước mắm iod

- Hạn chế caffeine từ chè đặc, cafe đặc: Lượng tối đa caffeine khuyến nghị trên người lớn bình thường là 400mg/ngày.

-  Đường: Đường nên hạn chế là đường tinh luyện, đường mía, bánh ngọt, nước ngọt công nghiệp,…

 nó làm tăng mức độ triệu chứng và diễn tiến bệnh Basedow

 - Cần hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: thức ăn nhanh, thực phẩm chiên xào, thức ăn chế biến rán nhiều lần,…

- Nên bỏ rượu bia, thuốc lá.

 

3. Thay đổi lối sống tích cực

 

+ Duy trì giác ngủ hiệu quả ít nhất 8 giờ/ ngày

+ Loại bỏ những yếu tố gây stress

+ Tập thể dục thích hợp và thường xuyên tối thiểu trên 30 phút mỗi ngày

+ Cần giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì để duy trì cân nặng lý tưởng của từng người.

 

Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cần giải đáp thêm hoặc có nhu cầu khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, đăng ký khám và tư vấn tại phòng khám Dinh dưỡng –Nhà A3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.

 

                                                                 CNDD Trương Thị Thanh Mai

Khoa Dinh dưỡng, BVĐK tỉnh Hòa Bình

Tin tức liên quan