Trang thông tin điện tử Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa Bình

KỶ NIỆM 57 NĂM NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG (12/5/1965 - 12/5/2022)

11/05/2022
Share

Ngày 12/5/1965, Hội đồng Quốc tế Điều dưỡng đã tổ chức họp và quyết định lấy ngày 12 tháng 5 hàng năm – ngày sinh của bà Florence Nightingale làm ngày Quốc tế Điều dưỡng để tưởng nhớ những cống hiến to lớn của bà đối với việc hình thành và phát triển ngành của ngành điều dưỡng hiện đại, cũng như tôn vinh vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh.

 

1. Florence Nightingale và sự hình thành ngành Điều dưỡng hiện đại

 

Florence Nightingale (1820-1910) sinh ra và lớn lên trong gia đình Anh giàu có, quyền quý, gắn bó mật thiết với chính phủ Anh quốc. Vì thế, bà bị cấm không được phép làm các nghề nghèo hèn như điều dưỡng viên lúc bấy giờ. Với tư chất thông minh cùng một trái tim đau đớn khi chứng kiến cảnh đói nghèo, bệnh tật, bà đã làm trái với lời cha mẹ và bắt đầu nghiên cứu, tìm các sách viết về chăm sóc người bệnh. Bà đi đến các bệnh viện tại London và vùng lân cận để giúp đỡ người nghèo, người tàn tật không nơi nương tựa.

 

Những năm 1854 – 1856, chiến tranh “Cremean War” nổ ra giữa Nga và một bên là Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ. Florence Nightingale cùng 38 y tá khác được cử đến Thổ Nhĩ Kỳ nơi quân đội Anh đóng quân. Lúc này, tại quân khu, hơn 4000 binh lính Anh bị thương và chết do dịch tả, thương hàn. Số người chết vì bệnh tật nhiều hơn cả trên chiến trường. Bà nhanh chóng nhận ra số người nhiễm bệnh chủ yếu ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu vệ sinh và hệ thống ống cống và thoáng khí bị nghẽn làm không khí ô nhiễm nặng. Florence Nightingale mạnh dạn đề nghị sự giúp đỡ từ Chính phủ Anh. Tháng 3/1855, Chính phủ Anh gửi nhân viên tẩy trùng, làm thông thoáng hệ thống ống cống, nhờ vậy mà tỷ lệ tử vong giảm đáng kể chỉ trong thời gian ngắn. Tờ “Times” đã gọi Florence Nightingale là “Người phụ nữ với cây đèn”.

 

Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, khi các bác sĩ, y tá khác đã về nghỉ ngơi, Florence Nightingale vẫn một mình đi kiểm tra tại các trại bệnh với một nét mặt lo lắng cho những chiến sĩ đang bị giày vò đau đớn.

 

Khi trở lại Anh quốc, Florence Nightingale dành cả phần đời còn lại của mình đóng góp cho sự nghiệp CS bệnh nhân. Bà cùng mọi người thành lập “quỹ Nightingale” và “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” mà sau này là nơi đặt nền móng cho ngành ĐD ở nước Anh cũng như toàn thế giới. Cuốn sách “Cẩm nang ĐD” của bà trở thành di sản, tài liệu căn bản đào tạo cho các trường ĐD khác.

 

2. Ngành điều dưỡng Việt Nam

 

Tại Việt Nam, người đặt nền móng cho ngành Điều dưỡng y học cổ truyền là hai danh y: Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông.

 

Vào cuối thế kỷ XVII, hai vị linh mục Coffler và Vachet đã đặt nền móng ngành Điều dưỡng phương Tây ở nước ta. Lớp Điều dưỡng bệnh phong và tâm thần đầu tiên được mở ra vào năm 1901 tại bệnh viện Chợ Quán, đây là tiền đề của những lớp điều dưỡng khác được mở ra về sau.

 

Đến năm 1990, Bộ Y tế đã chính thức đưa ra quyết định cho việc thành lập phòng Điều dưỡng tại các bệnh viện có 150 giường bệnh. Tiếp đến Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam cũng được thành lập. Đến ngày 13/8/1997 Hội Y tá - Điều dưỡng đã được đổi tên thành Hội Điều dưỡng, tính đến thời điểm hiện tại, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã có đến khoảng 800 chi hội và hơn 80.000 hội viên.

 

3. Điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình

 

Hình thành từ Trạm y tế Hoà Bình (1948) với 01 cán bộ y tá, 05 cán bộ cứu thương đến Bệnh viện khu vực Hoà Bình (1975), Bệnh viện tỉnh Hoà Bình (1991) Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình (2004) các đồng chí y tá đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi vừa cứu chữa thương binh, bệnh binh vừa xây dựng bệnh viện và phụ giúp các bác sĩ khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh.

 

Đến nay, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà bình thật sự đã phát triển lên một tầm cao mới. Với đội ngũ Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên toàn bệnh viện là 442, có trình độ, nhiệt huyết và tận tụy với nghề. Trong đó hơn 70% số điều dưỡng viên có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên, đủ khả năng giải quyết các vấn đề chăm sóc phức tạp.

 

 

Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kanguru

 

 

Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh

 

 

Hướng dẫn người bệnh tập nuốt

 

 

Dinh dưỡng cho người bệnh sau mổ

 

 

Hướng dẫn phục hồi chức năng

 

 

Tư vấn dinh dưỡng

 

 

Đào tạo lại cho ĐD, HS, KTV

 

 

Tập huấn kỹ năng giao tiếp ứng xử

 

 

Họp Hội đồng NB lấy ý kiến đóng góp cho BV

 

Ths Nguyễn Thị Thanh Bình

Trưởng phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình

Tin tức liên quan