Trang thông tin điện tử Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa Bình

Dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

29/08/2023
Share

1. Gout là gì?

 

- Gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong máu, có triệu chứng lâm sàng: viêm khớp cấp tái phát nhiều lần, dị dạng khớp, nổi u cục dưới da và quanh khớp, bệnh tiến triển gây sỏi thận loại urat, bệnh thận do gout. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên trở lên.

 

 

 

 

2. Dinh dưỡng cho bệnh nhân gout

 

* Glucid:

- Ăn đa dạng các loại thực phẩm: gạo, phở, mỳ gạo, khoai củ…nên ăn ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp carbohydrat phức tạp.

 

* Lipid:

- Cắt giảm chất béo bão hòa từ mỡ động vật, nên dùng chất béo không no có một nối đôi hoặc nhiều nối đôi. Nên sử dụng ít cholesterol <300mg/ngày.

 

* Protein:

- Giảm chất đạm hơn so với người bình thường, đặc biệt trong trường hợp có biến chứng suy thận.

- Tập trung vào trứng , sữa ít chất béo làm nguồn cung cấp protein cho cơ thể, ngoài ra có thể dùng nhóm thịt nạc, thịt gia cầm với khẩu phần giảm hơn để cung cấp Protein.

- Tránh các loại như: phủ tạng động vật, nước luộc thịt, có hàm lượng purin cao và góp phần làm tăng acid uric.

 

 

 

- Hạn chế: thịt đỏ và hải sản, một số loại hải sản, chẳng hạn như cá mòi và cá ngừ có hàm lượng purin cao hơn các loại khác. Nhưng những lợi ích sức khỏe tổng thể của việc ăn cá có thể lớn hơn những rủi ro đối với những người mắc bệnh gút. Vì vậy chỉ hạn chế và ăn 1 phần vừa phải là đủ.

 

- Lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng Purin thấp thuộc nhóm I và nhóm II ( theo bảng hàm lượn nhân Purin trong 100g thực phẩm)

 

 

*  Các loại rau và quả: ăn đa dạng các loại rau và quả. Tránh ăn các các thực phẩm muối chua hoặc lên men như: dưa muối, cà muối…tránh ăn quả có vị chua nhiều, nó sẽ làm tăng tái phát cơn gút cấp.

 

* Nước: cần uống nhiều nước >2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng kiềm

 

 

 

 

* Rượu:  Rượu là thức uống có tác dụng làm giảm khả năng bài xuất acid uric qua thận do đó nên bỏ hẳn rượu.

 

 

 

* Bia: là thực phẩm có nhiều nhân purin vì vậy nó liên quan đến việc mắc bênh gút và nguy cơ tái phát cơn gút cấp. 

 

 

 

4. Xây dựng thực đơn cho bệnh nhân gout:

 

- Bệnh nhân nam 56 tuổi bị gout 8 năm chưa có biến chứng về thận

Năng lượng: 1700 – 1800Kcal

 

- Các loại thực phẩm có thể dùng trong 1 ngày:

 

- Phở: 180g; Gạo tẻ: 200g

- Thịt nạc + cá: 150g; Rau: 250g; Hoa quả: 200g; Dầu ăn:20g; Sữa bột 50g

 

* Bữa sáng: Phở ức gà

 

Bánh phở

180g

1 miệng bát con

Ức gà

35g

3-4 miếng mỏng

Dầu ăn

5g

1 thìa 5ml đầy

Hành lá, rau thơm

 

 

 

* Phụ sáng (9h): Sữa bột pha 200ml

 

Sữa công thức

50g

5 thìa gạt ngang

 

*  Bữa trưa: Cơm gạo tẻ, thịt kho trứng cút, rau muống luộc, nước canh rau

 

Gạo tẻ

100g

2 lưng bát con cơm

Thịt lợn nạc

35g

2 miếng vừa

Trứng cút

20g

3 quả

Rau muống

110g

1 lưng bát

Dầu ăn

5ml

1 thìa 5ml đầy

Nước canh

 

 

 

* Phụ chiều: táo

 

Táo tây

200g

1 quả vừa

 

* Bữa tối: Cơm gạo tẻ, cá bống rán giòn, bắp cải luộc, nước canh rau

 

Gạo tẻ

100g

2 lưng bát con cơm

Cá bống

60g

4 con

Rau bắp cải

140g

1 miệng bát con rau

Dầu ăn

10ml

2 thìa 5ml đầy

Nước canh

 

 

 

 

 

Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cần giải đáp thêm hoặc có nhu cầu khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, đăng ký khám và tư vấn tại phòng khám Dinh dưỡng – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.

 

BS.CKI Lê Thị Thành – ĐD Nguyễn Thị Tới

Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình

Tin tức liên quan