Trang thông tin điện tử Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa Bình

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường

26/09/2023
Share

 

1. Mục đích

 

Kiểm soát được nồng độ Glucose máu, từ đó ngăn ngừa được các biến chứng và cải thiện được chất lượng cuộc sống.

 

2. Nguyên tắc dinh dưỡng
 

+ Năng lượng: theo nhu cầu người bình thường

 

- Nằm tại giường: 25kcal/kg/ngày

 

- Lao động nhẹ: 30kcal/kg/ngày

 

- Lao động trung bình: 35kcal/kg/ngày

 

- Với những người thừa cân, béo phì nhất thiết phải giảm thể trọng, nhu cầu từ 200 - 1000 Kcal/ngày so với khẩu phần hiện tại của người bệnh


- Với những người cần tăng cân cần cộng thêm 200-500kcal/ngày


+ P: 15 – 20%E

+  L: 20 – 25%E

+ G: 55 – 65%E


 3. Cách ăn

 

- Chia thành nhiều bữa

- Cố định giờ ăn

- Ổn định lượng thực phẩm ăn vào

 

4. Tiêu chí lựa chọn thực phẩm của Bệnh nhân đái tháo đường

 

- Hàm lượng đường thấp (tiêu chí chính)

- Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp

- Hàm lượng chất xơ cao

 

Cố gắng lựa chọn thực phẩm có càng nhiều tiêu chí trên thì càng tốt.

 

 

Nhóm bột đường: ( 55- 65%)

 

+ Nên  chọn các thực phẩm có nhiều chất xơ và thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như:


- Chọn ngũ cốc xát hoặc giã dối thay cho gạo trắng: Gạo lức, ngô..


- Các loại khoai củ( Khoai lang, khoai sọ...)

 

- Hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao, hấp thu nhanh như: đường, mật, mứt, bánh,kẹo, quả khô...

 

- Khi sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao nên sử dụng cùng với các thực phẩm giàu chất xơ như  rau xanh.

 

 

* Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm:( 15- 20 %)

 

- Chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc thực vật để cung cấp các acid béo không no cần thiết: Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương( đậu phụ, đậu nành..)

 

- Chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo và/ hoặc nhiều acid béo chưa no có lợi cho sức khỏe như thịt nạc, cá...

 

 Tuy nhiên, cần lưu ý giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều cholesterol : óc, lòng, gan, tim, thận.

 

 

* Nhóm thực phẩm giàu chất béo: (20 – 25%E)

 

- Là nhóm cung cấp năng lượng quan trọng trong bữa ăn, và giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo như: vitamin A, D, E, K


- Người bệnh cần hạn chế ăn mỡ động vật, nên sử dụng các loại dầu thực vật có các acid béo không no cần thiết cho cơ thể như : dầu mè, dầu nành, dầu phộng...

 

 

* Thức ăn giàu chất xơ:

 

Được khuyến khích ăn nhiều vì làm chậm sự hấp thu đường trong bữa ăn.


- Nhu cầu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày: 20-25g/ngày 


- Các loại rau lá là nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ nhiều nhất, lượng rau, trái cây nên ăn trong ngày là bằng hoặc nhiều hơn 400 - 600g (rau đã làm sạch)

 

- Quả: Mỗi ngày ăn từ 200- 300 g quả chín

 

 

* Nhu cầu Vitamin và chất khoáng:

 

- Cần đảm bảo đủ các yếu tố chất khoáng như sắt, Ca, K, Mg

 

 - Đảm bảo đủ Vit B1, B6, B9, Vit C, E

 

Các loại này có nhiều trong rau, quả chín. Vit nhóm B có nhiều trong vỏ lụa của hạt gạo (cám gạo)

 

* Nước: Uống nước theo nhu cầu nếu không có biến chứng suy thận, tăng huyết áp..

 

 

* Các thức uống có cồn:

 

 +  Có thể gây hạ đường huyết ở những bệnh nhân đang dùng insulin.


+  Các loại rượu có chứa đường có thể gây tăng đường huyết, làm tăng triglyceride cấp và mạn tính.


+ Tốt nhất là người bệnh chỉ dùng khi có tiệc tùng và uống có mức độ. Nếu đã có thói quen uống rượu thì nên giảm dần số lượng uống.

 

* Duy trì vận động thể dục thể thao: Thường xuyên tập thể dục hàng ngày 30 phút -> 60 phút tùy theo thể trạng và độ tuổi.

 

 

Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cần giải đáp thêm hoặc có nhu cầu khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, đăng ký khám và tư vấn tại phòng khám Dinh Dưỡng  – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

 

BSCKI. Lê Thị Thành - CNĐD Bùi Thị phương Lan

Khoa Dinh Dưỡng - BVĐK tỉnh Hoà Bình 

 

Tin tức liên quan