Trang thông tin điện tử Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa Bình

Bản tin an toàn số 1: Phòng chống té ngã

15/09/2024
Share

BẢN TIN AN TOÀN SỐ 1

PHÒNG CHỐNG TÉ NGÃ

  1. Đối tượng có nguy cơ té ngã
  1. Tuổi
  • Từ 0-10 tuổi và >70 tuổi
  1. Tiền sử té ngã
  • Ngã 1 lần /3 tháng hoặc nhiều hơn
  1. Bài tiết
  • Tiểu gấp hoặc tiểu nhiều lần hoặc không kiểm soát
  1. Chức năng giác quan ảnh hưởng tới việc di chuyển
  • Giảm thị lực
  • Giảm thính lực
  1. Chức năng vận động bị giới hạn
  • Di chuyển không thăng bằng: chống mặt, chấn thương…
  • Có sử dụng các phương tiện hỗ trợ vận động: Xe lăn, nạng..
  • Thiết bị, dụng cụ kết nối với NB: dây truyền; ống, túi dẫn lưu..
  1. Khả năng nhận thức
  • Thiếu hiểu biết phòng tránh ngã: đi dép chơn, quần áo rộng…
  • Quên, lú lẫn, loạn thần…
  1. Tác dụng của thuốc
  • Thuốc an thần, gây ngủ
  • Thuốc gây tê, mê…
  1. Mắc các bệnh
  • Động kinh
  • Rối loạn tiền đình
  • Nghiện rượu
  • Paskinson…
  1. Các vị trí và tình huống có nguy cơ ngã
  • Cầu thang
  • Sàn nhà vệ sinh, hành lang, dốc… lát gạch trơn (không ma sát), đọng nước
  • Lối đi không bằng phằng
  • Giường bệnh cao, không có thanh chắn
  • Tự lên xuống bàn phẫu thuật, thủ thuật, xe lăn, bàn chụp…
  • NB tự đi khám, điều trị một mình
  1. Phòng té ngã
  1. Đối với NB
  • Có Người nhà hỗ trợ
  • Khi cảm thấy chóng mặt và không thể tự đi lại cần phải gọi hỗ trợ người nhà và nhân viên y tế
  1. Đối với NVYT
  • Đánh giá nguy cơ ngã cho NB.
  • Chủ động thực hiện ngăn ngừa té ngã.
  • Xử trí kịp thời nếu NB ngã.

“Phòng ngừa té ngã trong bệnh viện giúp giảm rủi ro và gánh nặng cho cả người bệnh, gia đình và Bệnh viện”

Chúng ta hãy cùng hành động hôm nay để có sức khoẻ mai sau.

 

Tin tức liên quan